CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHẢI NAM| XƠ MƯỚP VI LÂM | CHUYÊN CUNG CẤP CÁC LOẠI THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ XƠ MƯỚP| 0909555364

    CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHẢI NAM| XƠ MƯỚP VI LÂM | CHUYÊN CUNG CẤP CÁC LOẠI THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ XƠ MƯỚP| 0909555364

    CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHẢI NAM| XƠ MƯỚP VI LÂM | CHUYÊN CUNG CẤP CÁC LOẠI THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ XƠ MƯỚP| 0909555364

    Người làm xơ mướp bị Trung Quốc

    Người làm xơ mướp bị hàng Trung Quốc ‘rượt đuổi’

    ( Nguồn: https://thegioihoinhap.vn/uncategorized/nguoi-lam-xo-muop-bi-hang-trung-quoc-ruot-duoi-so-ke/)

    Cứ tưởng những chiếc kẹp tóc, những chiếc ví từ xơ mướp làm quà tặng của lòng thành, ai dè “một nửa kia” lên tiếng: “Đẹp vậy, sao anh không làm thành hàng hoá?”.

    661E3DF3-8BEB-438F-A0D4-D462D71CE943

    Mạc Như Nhân trực tiếp chào bán sản phẩm từ xơ mướp tại phiên chợ. Ảnh: H.L

    Cứ tưởng đơn giản chỉ là xơ mướp làm thành chiếc nón rộng vành, những bông tắm, những đôi hia, giỏ xách… chẳng ai thèm cạnh tranh, nhưng chỉ một thời gian ngắn đã thấy hàng Trung Quốc rượt đuổi, so kè.

    Thành tích của nhà khổng lồ chuyên làm hàng nhái vang động khắp năm châu, khiến Mạc Như Nhân hình dung cuộc cạnh tranh chắc chắn sẽ khốc liệt. Và anh nghĩ con đường sống duy nhất là phải luôn luôn nghĩ ra cái mới và tìm đường tiếp cận những ngóc ngách của nhóm mua yêu thích nguyên liệu tự nhiên, đang lang thang trên mạng và những phiên chợ dành cho startup.

    Cái bại thắng cái dại

    Mạc Như Nhân “khởi nghiệp lại” mới ba năm nay, sau khi rời Gia Lai vào Sài Gòn. Vẫn là vật liệu xơ mướp như đam mê từ năm 14 tuổi, Nhân từng để lại những dấu ấn tuổi thơ sáng tạo trong bè bạn  với những món quà nho nhỏ từ xơ mướp, hoàn toàn làm thủ công. Bây giờ đã khá hơn nhiều, anh có máy cán, may, có nhãn mác, bao bì, có logo “Vi Lâm” hẳn hoi. Ban đầu là ngẫu nhiên, nhưng nay anh hiểu sẽ chưa tới bến khi nói xơ mướp, hột mướp, lá mướp, nhất là loại mướp đắng có cả vị thuốc mà phải biết cách làm xơ mướp mềm mại, mỹ miều hơn, màu sắc trang nhã hợp thời trang hơn.

    Mướp dại có trái to, sau khi cán xơ vẫn dẻo, dai và có độ bền, nhưng lại không thể ăn như mướp hương, mướp khía. Do đó, câu chuyện trồng mướp lấy xơ đầy hứng thú của Nhân không phải ai cũng lẹ lẹ đồng tình. Chỉ có thể hiểu đó là một nguồn thu nhập phụ trợ không tốn nhiều công sức, tiền của, chỉ là cách chọn lựa những hột giống bản địa gieo xuống và quên nó đi. Những cây thích nghi sẽ sinh sôi, chỉ việc hái trái đã già mang về bán cho Nhân, giá mỗi trái từ 3.000 – 5.000 đồng.

    20228697_1805623399464596_1899474736077717687_n

    Sản phẩm “Vi Lâm” từng như một “cơn gió” nhẹ thổi vào thị trường teen và nay đã thành những cơn “mưa phùn” đối với khách hàng thích vẻ mộc…

    Bản hợp xướng năm bè

    Có năm nhóm sản phẩm: đồ tắm, gia dụng, lưu niệm, thời trang, nội thất… phối hợp với những vật liệu tự nhiên khác để làm ra nhiều loại sản phẩm lạ mắt. Hiện nay, nhóm đồ tắm mang lại doanh thu lớn, thu hút mạnh vẫn là thời trang, nhưng đồ tiêu dùng hàng ngày vẫn chiếm doanh số cao hơn cả. Hai năm trước, sản phẩm “Vi Lâm” của Nhân như một “cơn gió” nhẹ thổi vào thị trường tuổi teen và nay đã trở thành những cơn “mưa phùn” đối với  nhiều khách hàng thích vẻ mộc của mướp rừng Tây Nguyên, mường tượng làng quê Bình Định. Nhưng để “làm mưa, làm gió” thì Nhân không dám vì hiện thời anh vẫn phải làm đồ nội thất từ gỗ, từ tre để nuôi xơ mướp.

    Bạn bè muốn hợp tác với Nhân nhìn sức mua, doanh số, định giá Vi Lâm khoảng 3 tỉ đồng. “Khởi sự chỉ có 700.000 đồng làm vốn, từng tha hương làm thợ mộc, bán món ăn vỉa hè, từng thất bại với quán càphê sạch ở Gia Lai và nếu kể hết chặng đường đã bỏ lại sau lưng chỉ toàn là thất bại”, Nhân nói. “Những tín hiệu ban đầu được xem là thành công. Nhưng đối với một người vừa trải qua thất bại, Nhân sẽ không dễ dàng mua bán”.

    Ba năm tập trung làm thị trường, người mua có thể đặt hàng trên mạng, có thể mua ở Hà Nội, TP.HCM; nếu không có nguồn cung cấp nguyên liệu đủ lớn thì đó là rủi ro. Nhân trở về Bình Định, Gia Lai – nơi sinh ra và lớn lên – thử đem hột mướp để mọi người gieo thử. Những trái già rụng hột và dòng nước tự phân phối hột giống, mướp lớn lên trong điều kiện tự nhiên, không cần bón phân, không dùng thuốc, ai thu hoạch cũng được.

    Thay vì trồng loại khác có lợi hơn, tội gì phải trồng mướp? Nhân luôn nghe cách tính như vậy. Vẫn trồng trọt như lâu nay và trồng thêm mướp để có đồng ra đồng vô. Những người quản lý đất rừng biết mướp là vị thuốc thì tán đồng, còn người mới nghe lần đầu bắt “đào bới” tri thức bản địa về ty qua lạc (xơ mướp, có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống co thắt, thúc mọc sởi, lợi tiểu, chữa bệnh trĩ, đi ngoài ra máu) rồi tự gieo hột. Một năm, Vi Lâm cần 100.000 trái mướp khô, chừng ấy thôi nhu cầu vốn cũng lên tới 300 – 500 triệu đồng để mua nguyên liệu. Nhân chỉ cần mở cửa hợp tác sẽ có người hùn vốn, nhưng anh thú thiệt ý tưởng chưa tới lúc “chín muồi”. Mọi việc sẽ tính tới khi anh thực hiện xong dự án hương bài, một loại nguyên liệu khác nữa  từ cỏ để làm hàng hoá đa dạng hơn.

    Cỏ hương bài từng được kỳ vọng là cây trồng chống sạt lở nhờ bộ rễ  dài 5 – 7 thước hay hơn nữa, nhưng để lấy được bộ rễ là chuyện phải tính toán xem trồng ở đâu, thu hoạch thế nào. Nhân nói rằng cứ mỗi bước chuyển trong hành trình khởi nghiệp là thử thách lại dàn trận trước mắt, nhưng anh chấp nhận thử thách đó.

    Hoàng Lan
    Theo TGTT

     
    Chia sẻ: